Phương tiện giao thông chính ở Nhật Bản là tàu điện. Các ga tàu điện có sức chứa đến hàng ngàn người cùng một lúc. Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn về các loại tàu điện ở Nhật Bản và những điều thú vị khi đi tàu điện. Hãy cùng Bảo Tín tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
I. Những điều thú vị khi đi tàu điện ở Nhật Bản
1. Yên lặng gần như tuyệt đối
Các bạn sẽ không hề nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo trên tàu. Thậm chí các chuyến tàu còn cấm bạn nghe điện thoại.
Và bạn có thể nói chuyện trên tàu nhưng không được to quá. Tuy nhiên, hầu như mọi người không nói chuyện. Vào những năm 2000, người đi tàu thường xuyên xem sách, đọc truyện manga.
Nhưng những năm gần đây, những chiếc điện thoại trở thành “người tình” khiến người đi tàu chỉ “tâm sự” riêng với nó. Đôi lúc sự yên tĩnh của khoang tàu khiến bạn có cảm giác vô cùng không thoải mái. Một tiếng cười to cũng có thể hàng trăm ánh mắt đổ dồn về phía bạn. Và bạn sẽ thấy rất xấu hổ.
2. Mật độ dày đặc
Vào giờ cao điểm ở các thành phố lớn, chỉ 1-2 phút/chuyến ở những tuyến chính. Các tuyến tàu cao tốc (shinkansen) tỏa đi khắp các địa phương Nhật Bản, đặc biệt là đi từ Tokyo tới khu vực Tohoku, Nigata, Nagoya, Osaka… Dao động từ 4-10 phút/chuyến. Mật dộ dày với mục đích phục vụ hành khách một cách tốt nhất, hoàn toàn chưa tính tới chuyến tàu đó có đủ chỗ hay không.
3. Sạch đẹp đến kinh ngạc
Không một sợi rác, giấy rơi trên tàu. Và cũng không có mùi hôi.
Hệ thống các nhà vệ sinh, lan can, cầu thang…không hề có bụi, bởi các nhân viên nhà ga luôn vệ sinh sạch sẽ. Đây cũng là điều mà người dân Nhật Bản luôn chọn tàu điện là phương tiện giao thông công cộng uy tín nhất.
4. Không nhường ghế
Khoang tàu điện nào cũng có hai hàng ghế (6-8 chỗ tùy tàu) giành cho những người già, bệnh tật, phụ nữ có thai…Nhưng đôi lúc những chiếc ghế này vẫn “bị chiếm”. Đã lên tàu là bạn đứng hay ngồi là tùy thuộc vào số lượng khách đi tàu.
Người Nhật hiếm khi nhường ghế cho những người khác. Đơn giản họ cho rằng không muốn làm phiền người khác và người già thì họ nghĩ họ chưa vô dụng đến mức phải nhường.
Nhưng nếu bạn có chỗ ngồi và nhường cho một người già, hoặc phụ nữ có thai tất nhiên họ cũng sẽ cám ơn bạn. Nếu họ không sử dụng, bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé, bởi chuyện đó hết sức bình thường ở Nhật Bản.
5. Chính xác đến từng giây
Chính xác giờ là điều mà hệ thống điều hành cũng như người lái tàu khiến hành khách hài lòng.
6. Phục vụ liên tuyến người tàn tật
Nếu hành khách là người tàn tật, và nếu người nhà thông báo với nhân viên phục vụ tàu ga đến, số toa tàu, thì hành khách đó đúng giờ sẽ được nhân viên của ga đến đón, đem tấm lót khe tàu để xe lăn có thể đi lại dễ dàng. Bạn sẽ không phải trả phí nào khác ngoài phí giao thông.
II. Các hãng đường sắt tàu điện ở Nhật Bản
Ở Nhật có 2 hãng đường sắt chính là: JR, đường sắt tư nhân .
1. JR Hãng đường sắt lớn nhất Nhật Bản
JR vốn là đường sắt thuộc sở hữu nhà nước (“JR” là viết tắt của “Japan Railways” – Đường sắt Nhật Bản). Tuy nhiên bây giờ nó đã được tư nhân hóa.
“JR” là công ty đường sắt lớn nhất tại Nhật với các tuyến tàu chạy quanh hầu hết các thành phố lớn trong nước. Chắn chắn bạn sẽ sử dụng nó trong thời gian bạn ở Nhật.
2. Đường sắt tư nhân (私鉄 Shitetsu)
Ngoài tàu JR, có rất nhiều tuyến đường sắt tư nhân với các loại tàu của các hãng tư nhân và các loại tàu có cách gọi khác đôi chút so với tàu của JR.
III. 5 loại Tàu Điện phổ biến ở Nhật Bản
1. Local (kakueki-teisha or futsu-densha)
Tàu dừng ở tất cả các chặng, có loại tàu đi nhanh và đi chậm. Ví dụ
- Subway (MRT) : ở các thành phố lớn
- Tàu chậm local ở nông thôn: giống đường sắt Việt Nam, cứ chầm chậm chầm chậm. Giá cũng hơi mắc, thường là phải mua gói Pass thì tốt hơn.
- Thời gian chạy lâu do dừng nhiều điểm.
- Không phân biệt hạng ghế, hạng toa, tất cả đều giống nhau.
2. Rapid (kaisoku)
Tàu chạy tới các bến chính trong thành phố, hoặc nối giữa thành phố và các vùng ngoại ô. Giá không chênh so với tàu Local là mấy.
- tàu có hay bị delay nếu đi các chặng tới vùng nông thôn. Cần cập nhật thời gian thường xuyên nếu đi tàu này ra ngoại ô.
- có thể có phân biệt giá toa vip (1-2 toa) hoặc toa thường, ko đáng kể, lưu ý để tránh lên nhầm toa thôi
3. Express(kyuko)
Tương tự như tàu Rapid, dừng ở 1 số bến chính, nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn
- Một số chặng Rapid sẽ có thêm loại tàu Express, bạn đi tàu này giá cao hơn so với Rapid dù cùng tuyến và lịch trình
4. Limited Express (tokkyu)
chỉ dừng ở những bến chính (major stations). Tương tự như Express nhưng giá cao hơn, đi các tuyến dài, đa phần là hãng JR điều hành
Loại này có nhiều hạng ghế, hạng toa, giá sẽ khác nhau.
5. Super Express(shinkansen)
Được điều hành bởi JR (cty tàu lớn nhất Nhật bản).
- Các Trạm có riêng Ga đợi cho tàu Shinkansen
- Chạy nối giữa các thành phố và khu dân cư lớn. Ví dụ từ Tokyo – Kyoto khoảng 2,5 tiếng – 3 tiếng.
- Có 2 loại Shinkansen là : KODAMA (dừng ở tất các cả trạm chính) và HIKARI (dừng ở các thành phố lớn). Do vậy HIKARI nhanh hơn nếu bạn đi chặng dài, còn đi chặng ngắn thì bạn đi KODAMA. Tốc độ gần như nhau, nhưng thời gian đến khác nhau số lượng dừng đỗ.
- Lưu ý: cần check giờ tàu trước khi mua vé, đi sớm để tránh bị nhỡ tàu
- JR không quản lý 2 loại tàu Siêu tốc NOZOMI / MIZUHO (2 cái này đi còn nhanh hơn cả HIKARI, nhưng giá cao hơn nhiều, ít ai chọn). Nếu xài thẻ JR pass thì bạn ko cần quan tâm loại này, vì JR pass ko được đi loại NOZOMI này nhé
IV. Hạng ghế trên tàu điện ở Nhật bản
Có 2 hạng ghế : non-reserved (jiyū-seki) và reserved (shitei-seki)
- Non-reserved (không đặt trước) : tất cả các loại tàu Subway, Local train và Express, Limited express chỉ có hạng Non-reserved. Bạn không thể đặt chỗ khi đi các loại tàu này.
- Reserved(đặt trước) : có ở các loại tàu đường dài như Shinkansen, và một số Limited express.
Khi đi các loại Non-reserved bạn sẽ có thể phải đứng nếu như không còn chỗ ngồi, thậm chí cả đi Shinkansen với 2 – 3 tiếng (nhưng thực tế chỉ khoảng 2 3 chặng là bạn có ghế ngồi rồi). Loại đặt chỗ trước bạn sẽ có thể phải tốn thêm ít tiền nhưng lại đảm bảo ghế được giữ và được chọn vị trí chỗ ngồi.
V. Chú ý khi đi tàu điện ở Nhật Bản
Đứng trong vạch kẻ để tránh trường hợp ngã xuống đường ray tàu.
Ở nhiều tàu có dán biển về thứ tự hành khách ưu tiên được nhường chỗ ngồi. Bao gồm: Người già, người có thương tật, phụ nữ cùng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim mạch. Một số tàu không được sử dụng điện thoại khi ở trên tàu.
Trên một số tuyến còn có toa đặc biệt, như là các toa có điều chỉnh nhiệt độ theo mùa cho phù hợp với thời tiết/ khí hậu các vùng.
Khi nói về tàu điện Nhật Bản thì điều gây ấn tượng nhất với người nước ngoài là cảnh chen chúc lên tàu đến mức nhân viên nhà ga (nam giới, to khỏe) phải lấy hết sức để đẩy dồn hành khách vào toa mới đóng được cửa tàu. Trước nhiều luống ý kiến phản ánh của người Nhật về vấn nạn quấy rối trong giờ cao điểm ở tàu điện thì hiện nay đã có nhiều toa tàu dành riêng cho phụ nữ.
Trên đây Bảo Tín đã giới thiệu tới các bạn tổng quan về tàu điện ở Nhật Bản .
Để tìm hiểu thêm về cách mua vé và đi tàu điện ở Nhật Bản các bạn vui lòng tham khảo bài viết dưới đây
Đường link: https://baotinjp.com/cach-di-tau-dien-o-nhat-ban/