Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Trà đạo mang những yếu tố về văn hóa, đời sống và tâm hồn nghệ thuật của người Nhật Bản. Nền văn hóa truyền thống này có nguồn gốc từ lâu đời và được lưu truyền cho đến ngày nay. 

I. Sự ra đời của trà đạo Nhật Bản

Vào thế kỷ 12, có một người cao tăng người Nhật tên là Eisai đã sang Trung Hoa để tham gia khóa học về đạo. Chính ông cũng là người viết ra sách “Khiết trà dưỡng sinh khí”, về các thú uống trà. Trở về nước, vị sư đã mang theo một loại bột trà xanh được gọi là matcha và số hạt trà về trồng trước sân chùa. Nói về matcha, thời đó chỉ được dùng như một vị thuốc, sau đó trở thành một thức uống xa hoa mà chỉ giới thượng lưu mới được sử dụng. 

II. Nguyên tắc của trà đạo Nhật Bản

Trong trà đạo, việc thưởng trà không chỉ tuân theo những quy tắc nhất định mà còn thể hiện những cảm giác thư thái, làm sạch tâm hồn với những cảm xúc từ bản thân đến với hương vị trà. Nguyên tắc của trà đạo được thể hiện qua bốn nguyên tắc: hòa – kính – thanh – tịch.

Với hòa có nghĩa là sự hòa hợp, sự liên kết giữa người uống trà và trà, giữa những người uống trà với nhau và sự liên kết với các trà cụ. Mối liên kết này mang lại một không gian thưởng trà khăng khít và gắn kết với nhau trong không gian thực tại.

Nguyên tắc kính là sự kính trọng đối với những trà nhân, người thưởng trà và các trà cụ. Bên cạnh đó nguyên tắc này còn thể hiện sự kính trọng đối với mọi người, vạn vật xung quanh ở thời điểm hiện tại.

Nguyên tắc thanh là sự thanh khiết, thánh thiện, lòng bao dung với vạn vật xung quanh và sự khiêm nhường trong thâm tâm của mỗi người.

Nguyên tắc tịnh là nguyên tắc cuối cùng trong buổi thưởng trà và khi các nguyên tắc khác xuất hiện thì tịnh mới thực hiện được. Tịnh ở đây là sự tịnh tâm, thân tâm luôn an lạc và đạt được sự an yên, hạnh phúc trong tâm hồn.

III. Các bước pha trà

Bước thứ nhất: Nước pha trà – Nước pha trà chỉ khoảng từ 80 độ đến 90 độ. Người Nhật không bao giờ lấy nước sôi 100 độ hay nước đang sôi để pha trà. Vì như thế, nước trà sẽ đẹp mắt hơn.

Bước thứ hai: Làm ấm dụng cụ pha trà và chén uống trà. Trước khi pha trà, chén uống và ấm pha phải được tráng bằng nước sôi ở trong bình thủy tinh. Mục đích là làm ấm dụng cụ pha và chén uống. Sau đó, sẽ lau khô bằng khăn để sử dụng.

Bước thứ ba: Pha trà – Thông thường người ta hay sử dụng loại trà xanh trung bình để pha. Với loại trà này, người ta thường pha làm 3 lần:

  • Lần 1: Chỉ sử dụng nước nóng khoảng 60 độ để pha trà. Với nhiệt độ này, thì phải ngâm trà 2 phút để cho trà ngấm thì mới rót ra mời khách. Để có được nhiệt độ khoảng 60 độ thì người ta phải rót nước sôi từ bình thủy tinh ra một bình trà khác nhằm cho giảm nhiệt độ như yêu cầu để pha trà.
  • Lần 2: Lúc này khi trà đã ngấm và nở, người pha trà phải dùng nước có nhiệt độ khoảng 80 độ để pha. Chỉ cần để khoảng 40 giây là có thể rót ra mời khách được.
  • Lần 3: Cũng pha tương tự như lần 2, chỉ có điều là nước pha ở lần 3 này khoảng 90 độ C.
Lượng nước pha trà của mỗi lẫn sẽ chỉ đủ rót ra cho khách. Không nên pha quá nhiều nước hay ít nước làm chè quá loãng hay quá đặc.

Bước thứ tư: Rót trà; để tránh tình trạng rót trước rót sau khiến độ đậm nhạt của trà khác nhau. Vì thế, trước khi mời khách người rót trà thường rót lần lượt vào mỗi chén khoảng 1/3 chén. Sau đó sẽ rót lần thứ 2 nhưng không phải rót xuôi mà rót ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau đến khi đầy chén. Nhằm mục đích cho vị trà đều ở các chén. Sau đó mới đem ra mời khách.

Bước thứ năm: Uống trà để tăng thêm hương vị của trà. Nên trong quá trình uống trà, người Nhật thường sử dụng thêm một số loại bánh ngọt. Trước khi uống, tất cả người uống phải ăn hết bánh trong miệng mới được uống trà để cảm nhận được vị ngon của trà xanh hơn.

IV. Lưu ý khi thưởng trà đạo Nhật Bản

Trước khi thưởng thức trà: Không đeo trang sức kim loại và đồng hồ; phụ nữ không nên mặc váy ngắn, đàn ông nên đi tất trắng; Không nên xịt nước hoa đậm đặc dẫn đến mùi quá nồng dẫn đến mất lịch sự khi thưởng trà.

Trong lúc uống trà: Xoay bát trà theo kim đồng hồ, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bắt; tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi uống bạn phải tập trung vào bát trà thay vì nhìn xung quanh. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha trà. Làm như vậy thì bạn mới có thể nói chuyện với người nghệ nhân đó. 

Sau khi thưởng trà: Nếu bạn uống trà loãng, sau khi uống hết phải lau cạnh bát khi đã uống xong. Nếu đó là trà mạnh, bạn không cần phải uống tất cả. Khi lau chỉ sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ. 

Nguồn: Sưu tầm

.
.
.
.