Trong tiếng Nhật có rất nhiều thể. Mỗi thể sẽ có 1 cách chia khác nhau, và có lẽ là khi học hết chúng ta sẽ hay bị nhầm lẫn cách chia của các thể. Dưới đây mình đã tổng hợp lại cách chia của 10 thể chúng ta đã học ở sơ cấp. Các bạn hãy note lại và cùng ôn tập lại nha !
Nội dung chính
1. Thể て – Các thể trong tiếng Nhật
- Nhóm I: い、ち、り → って
み、び、に → んで
し → して
き → いて
ぎ → いで
- Nhóm II: V(え)ます → V(え)+て
例:食べます → 食べて
- Nhóm III: します → して
来ます → 来て
2. Thể る
- Nhóm I: [い]ます → [う]
例: 行きます → 行く
- Nhóm II: [え]ます → [え] る
例:食べます → 食べる
- Nhóm III: します → する
来ます → 来る
3. Thể ない – Các thể trong tiếng Nhật
- Nhóm I: V(い) → V(あ)
例: 書きます → 書かない
読みます → 読まない
- Đối với các động từ mà trước ます là い thì い chuyển thành わ
例: 会います → 会わない
- Nhóm II: Bỏ ます thêm ない
例: 食べます → 食べない
- Nhóm III: します → しない
来ます → 来ない
4. Thể た
- Chia giống như thể て
- Nhóm I:
い、ち、り → った
き → いた
ぎ → いだ
に、み、び → んだ
- Nhóm II: ます → た
- Nhóm III: します → した
来ます → 来だ
5. Thể khả năng
- Nhóm I: V(い)→ V(え)
例: 読みます → 読めます
- Nhóm II: Bỏ ます thêm られます
例: 食べます → 食べられます
- Nhóm III: します → できます
きます → こられます
6. Thể điều kiện – Các thể trong tiếng Nhật
- Nhóm I: Cột い chuyển sang cột え rồi thêm ば.
例: 行きます → 行けば
- Nhóm II: Bỏ ます thêm れば
例: 食べます → 食べれば
- Nhóm III: します → すれば
来ます → 来れば
7. Thể cấm chỉ
Chia về thể る và thêm な
行きます → 行くな
食べます → 食べるな
します → するな
8. Thể mệnh lệnh
- Nhóm I:
Chuyển các âm cuối cột い sang cột え
行きます → 行け
- Nhóm II:
Bỏ ます và thêm ろ
食べます → 食べろ
- Nhóm III:
来ます → こい
します → しろ
9. Thể ý định – Các thể trong tiếng Nhật
- Nhóm I: Các âm thuộc cột い chuyển thành お+う
- Nhóm II: Bỏ ます → よう
例: 食べます → 食べよう
- Nhóm III: します → しよう
きます → こよう
10. Thể sai khiến
- Nhóm I: 「い」 → 「あ」 + せます
例:行きます → 行かせます
- Nhóm II: ます → させます
例: 食べます → 食べさせます
- Nhóm III: 来ます → 来させます
します → させます
- Giám đốc điều hành băng đảng vụ án giết người của ‘Gyoza no Osho’ sẽ bị bắt hôm nay
- Làng Doshi, Yamanashi: Tìm thấy đôi tất của một cô gái đã mất tích và hiện đang tìm kiếm xung quanh một lần nữa.
- Một nhân viên công ty bị bắt vì tình nghi giúp một học sinh trung học cơ sở tự tử.
- Du học nợ phí Chiba
- Tiếng Nhật thương mại là gì?